CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ  ĐAU KHỚP GỐI

Cập nhật: 23/6/2022 | 4:23:05 PM

Viêm khớp gối là một trong những dấu hiệu sớm nhất của các bệnh lý về xương khớp, có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu là người cao tuổi. Bệnh gây ra các cơn đau nhức âm ỉ kèm theo cứng khớp khiến vận động trở nên khó khăn hơn. Nhiều bệnh nhân lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm để giải quyết cơn đau tạm thời nhưng gây ra hậu quả lâu dài do tác dụng phụ của thuốc. Để điều trị viêm khớp gối, ngoài thăm khám với bác sĩ chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống tìm ra nguyên nhân b

 

 1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong điều trị viêm khớp gối

Tình trạng viêm nhiễm tạo ra các gốc tự do – loại phân tử có khả năng phá hủy tế bào. Trong đó, bao hoạt dịch (túi chứa chất dịch khớp nằm giữa sụn khớp, màng hoạt dịch và dây chằng) là bộ phận dễ tổn thương bởi các gốc tự do tương tự như các mô mềm khác trong cơ thể.

Chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng khoa học giàu các chất chống oxy hóa sẽ giúp cơ thể chủ động ngăn ngừa viêm khớp và làm dịu cơn đau ở khớp một cách hữu hiệu

 

  2. Đau khớp gối nên ăn gì ?

Những người thoái hóa khớp nên duy trì một thực đơn ăn uống lành mạnh và khoa học, bao gồm các loại thực phẩm có thể tăng cường dinh dưỡng cho xương, cơ, khớp và giúp cơ thể chống lại chứng viêm và bệnh tật. Những loại thực phẩm sau nên được bổ sung chế độ ăn uống hàng ngày để giảm bớt các triệu chứng đau nhức, sưng viêm.

 

2.1 Rau xanh

Rau xanh nói chung chứa hàm lượng vitamin và chất xơ dồi dào giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa cho cơ thể. Những thực phẩm có hàm lượng cao như bông cải xanh, cà chua, cà rốt, bí, nấm hương và đặc biệt, các loại rau có màu xanh đậm: cải xoăn, cần tây… chứa hàm lượng vitamin K cao, ngăn ngừa mắc các bệnh loãng xương.

2.2 Cá Béo

Cá béo (cá dầu) là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin D và omega-3. Đây là những dưỡng chất có tính kháng viêm mạnh cũng như giảm các triệu chứng do viêm khớp gây ra nhờ ức chế sự sản sinh cytokine và các enzym phá vỡ sụn.

Một số loại cá béo giàu omega 3 và vitamin D như: cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm, cá cháy Hilsa, cá ngừ…

 

2.3 Trái cây

Các loại trái cây mọng , có múi như cam, bưởi, quýt… chứa hàm lượng vitamin C cao, ngăn ngừa mất xương.

Quả dâu chứa nhiều vitamin K, canxi, kẽm giúp tăng sinh tế bào xương, chống tình trạng loãng xương và các rối loạn xương.

Chuối cũng chứa nhiều kali, magie hỗ trợ chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt động giúp kích hoạt quá trình hấp thu canxi tại xương. chống oxy hóa.

Kiwi chứa hàm lượng kali cao, vitamin K giúp cải thiện sức khỏe của xương, giúp xương chắc khỏe.


2.4. Thực phẩm giàu Vitamin

Vitamin C

Đây là vitamin rất cần thiết cho cơ thể, giúp tạo ra sụn, bảo vệ xương khớp gối cũng là chất giúp chống oxy hóa. Chúng có nhiều trong các loại trái cây nhiệt đới như đu đủ, ổi, dứa, cam, bưởi, dưa lưới, dâu tây, kiwi, quả mâm xôi; các loại rau họ cải súp lơ, bông cải xanh, cải xoăn, ớt chuông, cà chua…

Mỗi ngày nên cung cấp khoảng 100g trái cây các loại để cung cấp đủ hàm lượng vitamin C.

 

Vitamin D

Một nghiên cứu cho thấy những người có hàm lượng canxi cao trong máu thì mức độ tổn thương xương khớp thấp hơn. Có thể thấy, vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, giúp giảm sự phá vỡ sụn và giảm nguy cơ thu hẹp không gian khớp. Tăng vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hàng ngày (thường trước 8h sáng) và bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin D và canxi như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, tôm, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc, đậu hũ…

Tuy nhiên với người bệnh thoái hóa khớp nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng dùng mỗi ngày cho phù hợp.

 

Vitamin K

Là vitamin tan trong chất béo, tham gia vào quá trình tổng hợp các protein quan trọng của hệ xương nên rất cần thiết bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng (2. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K như:

  • Rau cải
  • Rau bina
  • Bông cải
  • Bắp cải
  • Dầu đậu nành
  • Dầu oliu…

Vitamin E

Cung cấp đầy đủ vitamin E rất cần thiết, nếu thiếu hụt rất dễ bị nhiễm trùng, yếu cơ. Vitamin E có nhiều trong thực phẩm có thể bổ sung hằng ngày như: dầu lúa mì, dầu mè, đậu phộng, cá hồi,…

 

2.5 Sữa và các chế phẩm từ sữa

Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa được khuyến khích vì giảm khả năng gãy xương do loãng xương. Sữa chứa 18 trong số 22 chất dinh dưỡng thiết yếu, gồm canxi, phốt pho và vitamin D, được tăng cường nhờ enzyme chuyển hóa đường sữa thành D-glucose và D-galactose. , tốt cho xương khớp.

2.6 Trà xanh

Trà xanh chứa một loại chất polyphenol có hoạt tính sinh lý và chống oxy hóa rất mạnh, giúp chất diệt các gốc tự do rất hiệu quả, làm chậm quá trình lão hóa. Uống trà xanh cũng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ loãng xương.

2.7 Đậu nành

Đậu nành được mệnh danh là nguồn đạm thực vật dồi dào nhất, sánh ngang với các loại thịt. Nó cũng chứa rất nhiều vitamin A, B1, canxi, sắt…, đặc biệt có chứa isoflavones, chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, hỗ trợ gia tăng mật độ khoáng ở các đốt sống lên nhiều lần.

2.8 Quả hạch

Quả hạch như óc chó, hạnh nhân, mắc ca, hạt điều… chứa nhiều chất béo lành mạnh, chất xơ, protein, omega 3, vitamin E, magie. Chúng được chứng minh hỗ trợ giảm viêm rất tốt cho những bệnh nhân đau lưng, đau cột sống. Quả hạch cũng rất ít carb nên hỗ trợ rất tốt trong việc giảm cân và ngăn ngừa một số bệnh mãn tính.

2.9 Các loại gia vị: ớt, hạt tiêu, gừng, tỏi

Không chỉ là những gia vị giúp món ăn thêm hấp dẫn, ớt, tiêu, gừng, tỏi,… còn là nhóm thực phẩm rất tốt cho người viêm khớp.

  • Ớt chứa Capsain, là hoạt chất được sử dụng để điều trị các cơn đau nhẹ ở khớp, cơ.
  • Allicin có nhiều trong tỏi là chất chống oxy hóa cao, ức chế sự tấn công của nhiều loại siêu vi.
  • Tỏi còn chứa Dianllil disulfide, Azôene, Diallil – trisulfide và Phitoncid có công dụng kháng viêm hiệu quả. Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng, tỏi có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
  • Gừng cũng là một nguyên liệu giúp giảm các triệu chứng của viêm khớp. Người bệnh nên bổ sung gừng tươi hoặc khô vào thực đơn mỗi ngày.

2.10  Dầu oliu nguyên chất

Dầu oliu nguyên chất từ thiên nhiên có chứa nhiều axit béo omega-3, axit oleic, oleocanthal, giúp kháng viêm mạnh, làm giảm các triệu chứng của bệnh cơ xương khớp. Đặc biệt, dầu oliu cải thiện hấp thu canxi, magie và kẽm cần thiết để duy trì mật độ xương, ngoài ra còn thúc đẩy sự hấp thu các loại vi chất có trong dầu như vitamin A và D.

 3. Người bệnh viêm khớp gối kiêng ăn gì để giảm đau nhức?

Không chỉ bổ sung những thực phẩm tốt cho xương khớp, người bệnh cũng nên tránh những thực phẩm “kiêng kị” sau:

  • Thực phẩm có hàm lượng photpho cao như phủ tạng, thịt đỏ, thịt đóng hộp.
  • Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ.
  • Đồ uống ngọt, bánh kẹo, món ăn nhiều đường, muối.
  • Chuối tiêu, cà ghém, cà pháo, canh cua, thịt chó.
  • Các sản phẩm bơ sữa vì thành phần có nhiều chất béo bão hòa.
  • Thịt mỡ, xúc xích, dăm bông… gây tăng lipit máu khiến tình trạng viêm khớp trở nên trầm trọng hơn.

 

 

Tóm lại, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng và không thể bỏ qua trong quá trình điều trị thoái hóa khớp. Mặc dù, chế độ ăn lành mạnh không chữa trị triệt để khỏi đau khớp gối nhưng có thể giúp bạn khỏe mạnh và nhận được nhiều lợi ích sức khỏe khác.

 

                                                                                                                       

                                                                                                              CHUYÊN KHOA AN THÁI - SỨC KHỎE CỦA BẠN LÀ MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TÔI

HOTLINE: 096.227.2013- 0395.224.861

 

  • Địa chỉ liên hệ
    Số 58 phố Sơn Tây, P. Kim Mã, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
  • (Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ và chủ nhật) 0395224861
Tác giả: Trường Xuân Đường
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
  • GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
  • Tiêu biểu tuần qua
  • Follow us on
Thiết kế 2020 © Phòng khám đông y An Thái
0395224861
0962272013
×

Bạn vui lòng để lại số ĐT, Bác sĩ tư vấn của Phòng Khám An Thái gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn !